Trang chủ Ẩm Thực Bánh mỳ là gì? Có bao nhiêu loại? Cách làm bánh mì thơm ngon nhất

Bánh mỳ là gì? Có bao nhiêu loại? Cách làm bánh mì thơm ngon nhất

Bánh mì là gì? Lịch sử và có bao nhiêu loại bánh mì nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc được nghiền ra với nước.

Hình ảnh những gánh bánh mì được các bà, các chị rong ruổi trên những con hẻm, phố nhỏ đã rất đỗi quen thuộc  với mỗi chúng ta. Được làm từ ngũ cốc thiên nhiên, bánh mì là thực phẩm an toàn cho sức khoẻ, được rất nhiều người yêu thích. Vậy bánh mỳ là gì? Có bao nhiêu loại? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết này nhé.

Bánh mì là gì?

Bánh mì là một thực phẩm chế biến từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước. Là một trong những món ăn đường phố ngon nhất và thường làm ra món sandwich ngon nhất trên thế giới. Bánh mì đã chính thức được vin hạnh là một trong ba từ ngữ Việt Nam ở dữ liệu từ điển Oxford, cùng với Phở và Áo dài, toàn bộ điều đấy đã cho thấy được sự nổi tiếng của món ăn này.

Bánh mì là một loại thực phẩm chế biến từ bột mì và những nguyên liệu khác, và cũng có công thức nấu ăn truyền thống không giống nhau và cách thức tạo ra. Kết quả chính thức là có nhiều loại, hình dạng, kích thước và kết cấu của bánh mì ở những vùng hoàn toàn   khác nhau.

Bánh mì có khả năng được lên men bằng những quá trình khác nhau, từ việc dùng những vi sinh vật tự nhiên cho đến cách sử dụng cách thông khí nhân tạo với áp lực trong quá trình chuẩn bị hay nướng. Một vài sản phẩm bánh mì còn lại không thể lên men, hay vì sở thích, hoặc vì nguyên do truyền thống hay tôn giáo.

Những thành phần không phải ngũ cốc có thể được cho vào bánh mì: từ trái cây và những loại hạt đến những chất béo. Bánh mì thương mại nói riêng thường có những chất phụ gia, một vài trong số chúng không có chất dinh dưỡng nhằm cải thiện hương vị, kết cấu, màu sắc, thời hạn sử dụng, để sản xuất dễ hơn.

Nguồn gốc của bánh mì

Nhiều người vẫn không đồng ý với quan điểm bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp, nhưng thực tế thì bánh mì được du nhập về Việt Nam vào năm 1859, cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp đã mang bánh mì về với nước ta. Lúc đầu, loại thức ăn này được người Việt coi như món ăn chơi, không coi là món ăn chính.

Bánh mì được sử dụng để ăn cho qua bữa, không đủ như bữa cơm hàng ngày. Mãi sau này thì bánh mì đã thành một trong những nét nổi bật, độc đáo của ẩm thực Việt.

Những loại bánh mì phổ biến của Việt Nam

Những thực phẩm ở bên trong ổ bánh mì Việt Nam khá khác nhau và dựa vào mỗi vùng miền, bao gồm 3 nhóm chính như:

  • Nguyên liệu động vật: Bao gồm thịt lợn quay, thịt băm hầm với gia vị, thịt xíu mại, Pa tê gan, lạp xưởng, xúc xích, thịt gà, trứng rán, thịt nguội, bì, bơ,…
  • Các loại rau: Bao gồm dưa chuột thái mỏng, rau mùi, đồ chua, dọc hành…
  • Nước sốt: Có xì dầu, nước mắm, nước tương tiêu…

Bánh mì thịt

Đó là loại bánh mỳ phổ biến của nước ta, người bán bánh mì xẻ dọc ổ bánh mì và nhét thịt, cho Pate, một ít hành ngò, rau, sau đấy là ít nước sốt đặc trưng của từng miền. Bánh mì thịt có nhiều biến thể khác nhau, nhưng thông dụng nhất là thịt nguội, kèm với chả.

Bánh mì xíu mại

Bánh mì xíu mại thì nhiều nơi có nhưng có lẽ, bánh mì xíu mại ở Đà Lạt vẫn có nhiều đặc biệt riêng người ăn phải nhớ. Mỗi phần xíu mại được bày trong chén nhỏ, đầy nước súp, bên trong có những viên xíu mại, chả que, da heo và hành lá rắc đầy bên trên.

Bánh mì que

Đó là loại bánh mì độc đáo, nó có hình que, trụ thon dài. Bên trong chính là hành phi, ớt, bơ, nước sốt. Đó là loại bánh mì có thể dễ tìm thấy ở những tỉnh miền Trung.

Bánh mì ốp la

Bánh mì ốp la có 2 loại. Loại được yêu thích hơn là loại được ốp trong chảo, kèm theo một ít hành mò, đồ chua, nước sốt riêng và ăn tại chỗ. Còn lại là bánh mì kẹp ốp la trứng gà bên trong.

Bánh mì gà

Bánh mì gà có hình tròn, đi với nhân bánh mì đơn giản, bao gồm có bơ, pate, đồ chua, rau,….

Những loại khác

Ngoài ra còn có những loại bánh mì khác như:

  • Bánh mì bì
  • Bánh mì chà bông
  • Bánh mì cá mòi
  • Bánh mì bò kho
  • Bánh mì pate
  • Bánh mì cóc
  • Bánh mì đậu hũ
  • Bánh mì phá lấu
  • Bánh mì chả cá

Cách làm bánh mì đặc ruột

Rất nhiều người nghĩ rằng cách làm bánh mì khá khó, tuy nhiên thực tế lại đơn giản hơn so với những gì bạn tưởng tượng.

Nguyên liệu làm bánh mì bao gồm:

 Bột mì số 13 280g, Sữa tươi 165ml, Men nở instant 3g, Muối 3g, Bơ 10g, Dầu ăn 10ml.

Cách trộn bánh mì

Cho vào tô 280g bột mì, 3g men nở, 3g muối, 10g bơ, 10ml dầu ăn, sau đó trộn đều.

Cho từ từ 165ml sữa tươi vào phần bột, trộn đều đến khi bột kết dính được, không quá khô cũng không quá nhão.

Cách Nhào bột bánh

Dùng tay nhào sơ để bột tạo thành khối, sau đó cho bột ra bàn rồi thực hiện thao tác nhồi theo kỹ thuật Folding and Strectching.

Đầu tiên, bạn gấp bột lại, sau đó dùng mu bàn ấn và miết bột ra xa. Lưu ý là ấn và miết bột ra xa chứ không phải ấn xuống. Kế tiếp xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại hai bước trên đến khi bột tạo thành khối đồng nhất, mịn, đàn hồi.

Ủ bột

Phủ kín tô bột bằng màng bọc thực phẩm, sau đó ủ từ 45 phút – 1 tiếng đến khi bột nở gấp đôi.

Tạo hình bánh

Lăn dài khối bột, sau đó chia ra khoảng 7 phần

Đối với mỗi phần bột, bạn cán dẹt sau đó cuộn tròn lại, tạo chóp nhọn ở 2 đầu.

Phủ kín bột 15 – 30 phút để bột nở, sau đó dùng dao lam rạch 1 đường dài trên mặt của khối bột.

Nướng bánh mì

Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở nhiệt độ 180 độ trong 5 phút.

Lót giấy nến và cho bánh vào nồi, phun sương nước lên mặt bánh để bánh không bị khô. Sau đó nướng 20 phút ở nhiệt độ 180 độ C.

Sau 20 phút, bạn lật mặt bánh rồi nướng tiếp thêm 5 phút nữa là hoàn tất.

Thành phẩm

Vậy là ta đã có được 1 mẻ bánh mì đặc ruột giòn rụm, thơm ngon rồi đấy. Chỉ cần cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ ngoài giòn tan, ruột bên trong thì mềm mịn, bùi bùi.

Những mẹo thực hiện thành công làm bánh mì

  • Nếu không sử dụng men khô instant thì bạn phải kích hoạt men với nước hoặc sữa ấm 35 – 40 độ C, khuấy đều và để yên 5 – 10 phút đến khi men nở tạo thành mảng giống gạch cua. Không được nóng hơn vì sẽ làm chết men hoặc yếu hoạt động của men)
  • Đối với làm bánh mì hoặc pizza, bạn nên dùng men instant đỏ thay vì sử dụng men instant vàng.
  • Nếu ủ xong bột không nở, hãy Kiểm tra lại hạn sử dụng men nở, nếu men nở cận date thì khả năng hoạt động của men yếu và có thể men chết. Để kiểm tra có thể pha một chút nước ấm khoảng 30 độ (không quá 37 độ). Cho men vào đợi khoảng 15 phút, nếu men nở sủi bọt như lớp gạch cua thì men vẫn còn tốt , bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Nếu ruột bánh sau khi nướng khô: Do thời gian nướng quá lâu hoặc do loại bột mì sử dụng có tính hút nước cao. Vì vậy trong quá trình nhào bột cần linh hoạt thêm sữa để giúp khối bột mềm ẩm và ngon hơn.
  • Ủ bột đủ thời gian và đúng nhiệt độ từ 30 – 35 độ C để bột nở gấp đôi. Không nên ủ quá lâu vì sẽ khiến bánh nồng mùi men.
  • Bạn có thể trữ đông phần bột bánh sau lần ủ đầu tiên. Khi nào cần dùng thì mang ra rã đông rồi ủ lần 2 (thời gian ủ lần 2 sẽ hơi lâu so với bình thường) rồi mang đi nướng bình thường.

Một số tiệm bánh mỳ tại Việt Nam

Bánh mì thịt xiên Hoàng Đức (55 chùa Láng, quận Đống Đa): Quán được trang trí như Hà Nội thời bao cấp thu nhỏ rất thú vị. Bánh mì ở đây có thịt xiên nướng thơm phức kẹp bên trong cùng dưa góp chua ngọt hấp dẫn. Bạn có thể gọi thêm thịt xiên để ăn kèm bánh mì bơ tỏi nếu thích.

Bánh mì Hai Mập (23 Hàng Đường, quận Hoàn Kiếm): Điểm đặc biệt nhất của quán này là bánh mì tự làm có hương vị bánh gần giống với bánh mì Huỳnh Hoa Sài Gòn. Nhân bánh gồm pate mịn, giò bì, giò thủ, xúc xích tỏi, ruốc, giăm bông, xốt trứng tươi, xá xíu, đồ chua, nước tương, rau mùi, dưa chuột, hành lá, ớt xanh… Tất cả hòa quyện vào nhau nên một ổ bánh ngon tuyệt hảo, đậm đà vị ruốc, béo ngậy vị pate, thêm một chút cay cay của ớt xanh, thật khiến ai ăn rồi cũng nhớ mãi không quên.

Bánh mì dân tổ (Ngã ba Trần nhật Duật và Cao Thắng): Quán bắt đầu bán từ 3h sáng nhưng từ 2h rưỡi thực khách đã xếp hàng dài để đợi mua. Phần nhân bánh mì sẽ được cô chủ cho vào chảo đảo đều trước khi cho vào bánh. Bật mí với bạn là nên ăn bánh tại quán là ngon nhất vì nếu mang về bánh sẽ bị ỉu, hương vị không còn trọn vẹn.

Bánh mì Huỳnh Hoa (26 Lê Thị Riêng, Quận 1): Được ví là ‘ngôi sao” của những tiệm bánh mì, bánh mì Huỳnh Hoa nổi tiếng “không phải ăn bánh mì kẹp thịt chả mà là thịt chả kẹp bánh mì”. Chỉ cần cắn một miếng bánh bạn sẽ ngay lập tức chìm đắm vào vị bùi bùi, thơm thơm rất đặc biệt, ăn hoài không ngán.

Bánh mì cô Diệp ( 238 Võ Thành Trang, P. 11, Quận Tân Bình): Tiệm bánh này đã có thâm niên vài chục năm và lúc nào cũng đông đúc khách 24/24. Một ổ bánh sẽ có đầy đủ cả pate, bơ, thịt, chả, đồ chua, hành ngò… mà giá thì rất rẻ.

Bánh mì Hòa Mã (53 Cao Thắng, Phường 04, Quận 3): Đây là một trong những địa điểm bánh bánh mì đầu tiên tại Sài Gòn. Các món dùng kèm tại quán này đều “độc quyền” nên được rất nhiều người yêu thích.

Một số tiệm bánh mì Việt ở trên thế giới

Tại Hong Kong, Le Petit Saigon là nhà hàng món Việt cực kỳ nổi tiếng với món bánh mì nhân gà, xíu mại, heo và bánh chay. Theign Yie Phan – Đầu bếp của nhà hàng từng chia sẻ cô bị mê hoặc bởi hương vị thơm ngon của món bánh bình dị này.

Thủ đô London (Anh) được biết đến với những món ăn kiểu Âu sang trọng bậc nhất nhưng hương vị bình dị của những ổ bánh tại tiệm Bánh Mì 11 vẫn cuốn hút bao người. Từ một quầy hàng nhỏ nằm ở khu chợ Broadway, giờ đây Bánh mì 11 đã trở thành thương hiệu nổi tiếng mà những người sành ăn lui tới.

Bên cạnh tiệm Bánh Mì 11, Kêu! cũng là địa điểm bán bánh mì Việt ngon nức tiếng tại phố Old Street ở thủ đô nước Anh. Bánh ở tiệm này được làm từ các nguyên liệu truyền thống như thịt heo, cà rốt muối, dưa leo, rau mùi, hành tây và ớt. Tuy đơn giản nhưng lại rất ngon và chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất.

Tọa lạc tại đường Waseda Dori, gần ga Takadanobaba, quán Banh Mi Sandwich khiến bao thực khách của xứ sở hoa anh đào “đổ đứ đừ” với những ổ bánh mì Việt nhân bò nướng, giăm bông, heo, gà và pate ngon tuyệt hảo. Giá mỗi ổ bánh tùy thuộc vào từng kích cỡ, trung bình khoảng 550 yen (115.000 đồng).

Một tiệm bánh mì Việt trên thế giới khác không thể không nhắc đến là Bun Mee ở San Francisco của Mỹ. Nếu đã một lần nếm thử bánh mì tại đây, chắc chắn thực khách nào cũng sẽ nhớ mãi vị ngon của món bánh dân dã đến từ nước Việt.

 Lời kết

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho câu bánh mì là gì? Nguồn gốc và những loại bánh mì hay có ở nước ta.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (15 bình chọn)