Kế toán là gì? Công việc kế toán như thế nào?
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc của một kế toán trong tổ chức, doanh nghiệp.
Mục lục
Mục lục
kế toán là gì?
Kế toán là người đảm nhận công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân,…
Theo đó, bộ phận kế toán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ phạm vi quản lý ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến phạm vi quản lý của toàn bộ nền kinh tế.
Như vậy, khái niệm kế toán đã cho chúng ta thấy được rằng đối tượng của kế toán chính là sự hình thành và biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở 02 mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của tổ chức.
Ngoài ra, kế toán được chia thành 02 loại như sau:
– Kế toán doanh nghiệp: là kế toán ở các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
– Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không vì mục đích kinh doanh sinh lời, chẳng hạn như các tổ chức từ thiện xã hội, các tổ chức Nhà nước,…
công việc của kế toán cần làm như thế nào?
Nhiệm vụ của kế toán gồm những gì? Dưới Đây là một số nhiệm vụ chính có thể kể đến của vị trí kế toán trong các công ty và doanh nghiệp:
– Thu thập thông tin: Mỗi ngày, kế toán sẽ thu thập thông tin từ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp và đưa vào chứng từ kế toán dưới dạng phiếu thu, phiếu chi tiền, phiếu nhập, xuất kho, hóa đơn bán hàng,…
– Kiểm tra các khoản thu và chi: Đảm nhận việc quản lý mọi khoản thu, chi phát sinh theo quy định của tổ chức, quỹ tiền mặt và chứng từ đính kèm.
– Tiếp nhận và kiểm soát chứng từ kế toán: Kế toán có trách nhiệm kiểm soát các chứng từ có liên quan đến hoạt động thu, chi phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác của các hoạt động này.
– Ghi chép vào sổ sách kế toán: Hàng ngày, kế toán cần tổng hợp và ghi chép lại một cách cụ thể, đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu của các hoạt động kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Đến cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp lại các số liệu này và đưa chúng vào sổ kế toán.
– Tổng hợp và lập các báo cáo tài chính: Mỗi tháng, nhân viên kế toán có trách nhiệm tổng hợp lại tất cả số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép và lập thành các báo cáo chi tiết để trình lên ban lãnh đạo doanh nghiệp. Những thông tin trong báo cáo kế toán sẽ là căn cứ quan trọng để ban lãnh đạo đưa ra quyết định điều chỉnh cho các hoạt động phát triển của doanh nghiệp.
Có những loại kế toán nào?
– Kế toán công: Là người làm kế toán trong doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước. Một điểm đặc biệt ở kế toán công là họ không làm việc trực tiếp với các vấn đề tài chính của doanh nghiệp, mà thay vào đó họ làm việc với chủ thể của các tổ chức xã hội.
– Kế toán pháp y: Đây là người dùng nghiệp vụ kế toán để điều tra các trường hợp kiện tụng, các dấu hiệu bất thường diễn ra trong hoạt động thương mại, tài chính của doanh nghiệp.
– Kế toán tài chính: Công việc của kế toán tài chính sẽ xoay quanh các vấn đề về tài chính bao gồm: theo dõi, phân tích các số liệu tài chính. Từ đó, lập ra các báo cáo để phản ánh tình hình khó khăn hay thuận lợi của doanh nghiệp.
– Kế toán quản trị: Là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo các mục tiêu này đạt được hiệu quả cao nhất. Những thông tin tài chính mà kế toán quản trị cung cấp sẽ giúp ban lãnh đạo dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.
– Kế toán dự án: Đối với các nhà thầu công trình xây dựng, họ sẽ cần nhân sự kế toán dự án để quản lý tài chính giúp mình. Công việc của kế toán dự án bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ công trình, theo dõi chi phí dự án và giải trình khi dự án hoàn thành.
– Kế toán chi phí: Là vị trí kế toán giữ vai trò ghi chép, kiểm soát hoạt động, kiểm soát chiến lược và thực hiện các chi phí có liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là người có trách nhiệm điều chỉnh, cân đối chi phí để mang lại lợi nhuận cao nhất.
– Kế toán xã hội: Là người giữ vai trò thống kê, cập nhật và báo cáo những tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng. Thông thường, những báo cáo của kế toán xã hội sẽ được đính kèm với báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp.
– Kiểm toán: Công việc của kiểm toán là thu thập và xác minh tính chính xác của số liệu báo cáo, từ đó xác định được tính hợp lý của thông tin. Đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế và biện pháp khắc phục, cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Những cầu công việc của nghề kế toán
– Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp số liệu: Đây là kỹ năng chính kế toán cần có vì kế toán phải làm việc liên tục với những con số nên họ phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích chính xác. Để từ đó, kế toán mới có thể đánh giá được tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
– Kỹ năng lập kế hoạch: Công việc của kế toán sẽ phải báo cáo và theo dõi tình hình kinh doanh xuyên suốt nên cần có kỹ năng lập kế hoạch tốt. Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp nhân sự kế toán có sự chuẩn bị trước cho những đầu việc được giao.
– Kỹ năng giao tiếp tốt: Với kỹ năng này, kế toán có thể dễ dàng tương tác và trao đổi hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên và các cơ quan Nhà nước bên ngoài doanh nghiệp.
– Kỹ năng ngoại ngữ: Ngoại ngữ cũng là điều kiện cần và đủ đối với một kế toán viên chuyên nghiệp. Để giúp bản thân phát huy tối đa khả năng và thuận lợi trên con đường thăng tiến, người làm kế toán cần trang bị cho mình vốn ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) vững chắc.
– Kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Không chỉ kế toán mà bất kỳ ngành nghề chuyên môn nào hiện nay cũng đòi hỏi nhân sự phải có khả năng sử dụng các phần mềm trên máy tính. Một số phần mềm hỗ trợ công việc kế toán bao gồm: Excel, Phần mềm kế toán, Phần mềm quản lý hóa đơn điện tử,…
Kế toán cần bằng cấp, chứng nhận nào?
Ngành kế toán là công việc đòi hỏi phải có bằng cấp và chứng nhận chuyên môn. Dưới đây là một số bằng cấp mà kế toán cần có:
– ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England and Wales): Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales được thành lập vào năm 1880. Chứng chỉ này cung cấp các kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về ngành Kế toán, Tài chính và Kinh doanh. Bên cạnh đó, người làm kế toán còn được đào tạo những kỹ năng cần thiết cho nghề như lập báo cáo, thống kê, phân tích,…
– ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc được thành lập năm 1904 và là chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính – thuế có giá trị trên toàn cầu. Chứng chỉ ACCA cung cấp người học những kỹ năng chuyên môn cao, quản trị chiến lược, luật kinh doanh, báo cáo tài chính, thuế,…
– CPA (Certified Public Accountants): Là chứng chỉ về quản lý tài chính, báo cáo, thuế, kiểm toán của Úc và được công nhận ở nhiều quốc gia như: Hồng Kông, Malaysia, Việt Nam,… Chứng chỉ CPA cung cấp các kiến thức vững chắc, sâu rộng về lĩnh vực kế toán – tài chính, cũng như các kỹ năng giải quyết tình huống, phân tích, tư duy logic,…
– CFA (Chartered Financial Analyst): Chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích đầu tư tài chính được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ, cung cấp và đào tạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, giúp kế toán nâng cao năng lực cạnh tranh trong nghề nghiệp.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc của một kế toán trong tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Máy chà sàn nhà cầm tay là gì? Có điểm gì nổi bật?
Năm 2024 buôn bán gì cho nhanh giàu?
6 KINH NGHIỆM XƯƠNG MÁU KHI MỞ QUÁN CAFE ĐỒ UỐNG
Sơn nhà là gì? Các loại sơn nhà phổ biến hiện nay
Địa chỉ sơn nhà Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp, giá cạnh tranh
Mành tre trúc che nắng mưa
Top 5 mẫu bàn chữ Z đẹp, chất lượng đáng mua nhất