Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn học là gì?
Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, quan điểm của tác giả,…
Mục lục
Dân Thường sẽ hướng dẫn các em cách chinh phục bài văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn học.Nghị luận về nhân vật văn học là dạng đề văn rất phổ biến trong đề thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên khi làm dạng bài này, khó khăn mà phần nhiều các bạn học sinh thường gặp là không biết cách sắp xếp và triển khai ý, không nhớ hết dẫn chứng, hạn chế trong vốn sống, vốn từ ngữ diễn đạt.Trong tác phẩm văn học, nhân vật luôn là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nghị luận về một nhân vật, một nhóm nhân vật trong tác phẩm văn học cũng là một dạng cơ bản của nghị luận văn học.
Mục lục
Hướng Dẫn mở bài cho đề nghị luận về nhân vật văn học
+ Giới thiệu vấn đề nghị luận
+ Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật
Mở bài mẫu cho đề văn: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Ông có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù”.
Hướng Dẫn thân bài cho đề nghị luận về nhân vật văn học
Phần 1: Giới thiệu khái quát
Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm và dẫn dắt tới nhân vật văn học cần nghị luận
Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.
Phần 2: Phân tích nhân vật văn học
Có thể chia nhỏ thành các luận điểm:
+ Cuộc đời, Số phận, hoàn cảnh gia đình
+ Ngoại hình
+ Tài năng
+ Tính cách, quan điểm sống,..
+ Phẩm chất
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Hành động, lời nói
+ Mối quan hệ với cộng đồng, xã hội
Lưu ý khi làm bài nghị luận về nhân vật văn học
– Mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng theo một phương thức riêng. Có nhân vật thiên về hành động (ví dụ Trương Phi – Tam quốc diễn nghĩa ), có nhân vật thiên về diễn biến tâm trạng và hành động (Mị – Vợ chồng A phủ), hoặc có nhân vật lại thiên về diễn biến tâm trạng (Bà cụ Tứ – Vợ Nhặt), hoặc có những nhân vật kịch (Trương Ba, Vũ Như Tô) lại thiên về lời nói và hành động kịch.
Bởi vậy khi phân tích nhân vật, chúng ta không nhất thiết phải phân tích hết những luận điểm trên. Phân tích nhân vật phải đặt trong mối tương quan với các nhân vật khác, với toàn bộ thiên truyện.
– Đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật thì chỉ chú ý phân tích kĩ khía cạnh đó để làm nổi bật vấn đề. Không sa đà kể lể về cuộc đời, hoàn cảnh sống, ngoại hình,… của nhân vật.
– Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật để chứng minh nhận định thì cần chú ý phân tích những khía cạnh của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, chứng minh, làm rõ nhận định đó.
– Trong quá trình phân tích có thể so sánh với nhân vật khác để làm nổi bật vấn đề. Chú ý: so sánh với các nhân vật có điểm tương đồng hoặc cùng thời kì, cùng chủ đề…
Đánh giá vai trò của nhân vật đối với tác phẩm
Học sinh có thể đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:
– Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,…)
– Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nghệ thuật tác phẩm. (điểm nhìn, tình huống, tâm lí)
Kết bài
– Đánh giá vai trò của nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm.
– Thông điệp mà tác giả muốn hướng tới.
– Cảm nhận của bản thân về nhân vật.
Những yêu cầu đặt khi làm bài văn nghị luận về nhân vật văn học
Đề này yêu cầu người đọc cần hiểu rõ và hiểu đúng về nhân vật dựa trên các phương diện:
– Tất cả những thông tin về nhân vật được tác giả miêu tả trong tác phẩm (bao gồm nguồn gốc xuất thân, đặc điểm ngoại hình, đặc điểm tính cách,….) qua hành động, ngôn ngữ.
– Nắm được vai trò của nhân vật trong tác phẩm. (nhân vật trung tâm, nhân vật chính,…)
– Mối quan hệ giữa nhân vật cần nghị luận với các nhân vật khác trong tác phẩm.
– Nêu được ý nghĩa của nhân vật đối với tác phẩm (nhân vật có vai trò gì trong việc thể hiện nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, quan điểm của tác giả,…)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ma trận đề thi THPT quốc gia môn Toán cập nhật mới nhất năm 2023
Cách dùng a lot of, lots of, plenty of, a large amount of, a great deal of trong tiếng anh
Cách dùng của giới từ: in, on, at trong tiếng anh
Câu điều kiện loại 0: công thức, cách dùng, bài tập vận dụng
Top 12 Trường đào tạo ngàn Logistic tốt nhất hiện nay
NGƯỜI GIỎI THẬT SỰ LUÔN KHIÊM TỐN, KẺ THIẾU NĂNG LỰC THƯỜNG BA HOA
LUẬT HẤP DẪN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
41 LUẬT NGẦM CỦA XÃ HỘI KHÔNG AI NÓI VỚI BẠN!
BÀI HỌC ĐẮT GIÁ HÃY CẢM NHẬN 1 LẦN TRONG ĐỜI
NGƯỜI CÓ CHÍ THÌ NÊN – NHÀ CÓ NỀN THÌ VỮNG