Phát biểu nào sau đây không đúng theo thuyết electron?
Dân Thường trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Phát biểu nào sau đây không đúng theo thuyết electron?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Vật lý 11 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
Mục lục
Mục lục
Kiến thức mở rộng về thuyết electron
a. Cấu tạo nguyên tử:
– Hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm, gồm: nơtron không mang điện và proton mang điện dương.
– Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
– Số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.
b. Điện tích của electron và proton
– Là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được nên ta gọi chúng là điện tích nguyên tố (âm hoặc dương)
– Điện tích của electron: – e = – 1,6.10-19 C
– Điện tích của proton: + e = 1,6.10-19 C
⇒ Một điện tích bất kì:
Trắc nghiệm: Phát biểu nào sau đây không đúng theo thuyết electron
A. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.
Trả lời:
Đáp án: C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
Thuyết electron
* Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron.
* Nội dung
– Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.
– Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.
– Vật nhiễm điện âm nếu: số electron > số proton
Vật nhiễm điện dương nếu: số electron < số proton
Vận dụng
2.1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện.
– Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.
– Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.
Ví dụ: Kim loại có chứa các electron tự do, các dung dịch axit, bazo, muối … có chứa các ion tự do. Chúng đều là các chất dẫn điện.
– Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa các điện tích tự
Ví dụ: Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa, … Chúng đều là những chất cách điện.
2.2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc
– Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.
2.3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng.
– Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện (hình 2.3). Ta thấy đầu M nhiễm điện âm, còn đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện của thanh kim loại MN là sự nhiễm điện do hưởng ứng (hay hiện tượng cảm ứng tĩnh điện).
– Tóm lại nhiễm điện do hưởng ứng là : Đưa một vật nhiễm điện lai gần nhưng không chạm vào vật dẫn khác trung hòa về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện thì mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện.
2.4. Giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
– Sự nhiễm điện do cọ xát: Khi hai vật cọ xát, electron dịch chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa electron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu electron và nhiễm điện dương.
– Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện, thì electron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.
– Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Khi một vật bằng kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy electron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu của vật này thừa electron, một đầu thiếu electron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điên trái dấu.
Các cách nhiệm điện: Thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích để
a. Nhiễm điện do cọ xát:
+ Cách làm: lấy 2 vật cọ xát với nhau
+ Kết quả: Hai vật nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau. Sau khi cọ xát tách 2 vật ra thì điện tích của 2 vật vẫn giữ nguyên như sau khi cọ xát.
+ Giải thích: Do khi cọ xát electron đã từ vật này “bật” sang vật khác
b. Do tiếp xúc
+ Cách làm : Lấy một vật bằng kim loại (có thể chưa nhiệm điện hoặc nhiễm điện rồi) tiếp xúc với một vật bằng kim loại đã nhiễm điện
+ Kết quả: Hai vật nhiễm điện cùng dấu. Sau khi cọ xát tách 2 vật ra thì điện tích của 2 vật vẫn giữ nguyên như sau khi tiếp xúc.
+ Giải thích: Khi tiếp xúc do sự chênh lệch mật độ và lực điện nên electron sẽ di chuyển từ vật này sang vật khác.
Ví dụ: Lấy thanh kim loại B không mang điện tiếp xúc với quả cầu kim loại A mang điện âm thì electron sẽ di chuyển từ A sang B làm cho B cũng thừa electron mang điện âm và quả cầu A sẽ thừa ít electron hơn.
c. Nhiễm điện do hưởng ứng
+ Cách làm: Cho một thanh (vật) bằng kim loại treo gần một vật A nhiễm điện.
+ Kết quả: Thanh (vật) kim loại đó sẽ có 2 đầu nhiễm điện trái dấu (Đầu gần A sẽ nhiễm điện trái dấu với A, đầu còn lại sẽ nhiễm điện cùng dấu với A) nhưng tổng đại số điện tích của thanh (vật) kim loại vẫn bằng không. Sau đó bỏ A ra xa điện tích của thanh (vật ) đó trở lại như cũ.
+ Giải thích: Khi cho thanh (vật) B lại gần quả cầu A mang điện dương thì do lực hút tĩnh điện thì electron trong vật B sẽ bị hút về phía A làm cho đầu gần A thừa em nang điện âm, đầu còn lại thiếu electron mang điện dương. Tuy nhiên vì electron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu khác nên B vẫn trung hoà. Sau khi nhiễm điện nếu A ra xa thì do sự chênh lệch mật độ/lực hút thì electron sẽ chuyển động trở lại và B trở lại trạng thái ban đầu.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ma trận đề thi THPT quốc gia môn Toán cập nhật mới nhất năm 2023
Cách dùng a lot of, lots of, plenty of, a large amount of, a great deal of trong tiếng anh
Cách dùng của giới từ: in, on, at trong tiếng anh
Câu điều kiện loại 0: công thức, cách dùng, bài tập vận dụng
Top 12 Trường đào tạo ngàn Logistic tốt nhất hiện nay
NGƯỜI GIỎI THẬT SỰ LUÔN KHIÊM TỐN, KẺ THIẾU NĂNG LỰC THƯỜNG BA HOA
LUẬT HẤP DẪN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
41 LUẬT NGẦM CỦA XÃ HỘI KHÔNG AI NÓI VỚI BẠN!
BÀI HỌC ĐẮT GIÁ HÃY CẢM NHẬN 1 LẦN TRONG ĐỜI
NGƯỜI CÓ CHÍ THÌ NÊN – NHÀ CÓ NỀN THÌ VỮNG