Trang chủ Đời Sống Truyện ngụ ngôn là gì? Thể loại Truyện cười là gì?

Truyện ngụ ngôn là gì? Thể loại Truyện cười là gì?

Những mẩu truyện cười bao giờ cũng tạo ra tiếng cười trào phúng, thông qua tiếng cười châm biếm để từ đó truyền tải những thông điệp tư tưởng của mình, đặc biệt nhằm mục đích đả kích mạnh mẽ những thói hư tật xấu, và đặc biệt là những quan lại, địa chủ ức hiếp dân lành, cho đến bây giờ vẫn là những bài học sâu sắc.

Truyện cười là gì?

Truyện cười là gì? Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.  Để có thể tổng hợp hết những truyện cười dân gian thì dường như là một chuyện bất khả thi. Tuy nhiên vẫn nổi bật những tác phẩm truyện cười hay và chứa đựng nhiều ý nghĩa.

Đặc trưng của truyện cười

    + Truyện cười luôn có yếu tố gây cười

    + Truyện cười xây dựng các tình huống đối thoại ngắn gọn.

– Phân loại truyện cười:

+ Truyện khôi hài: chủ yếu nhằm mục đích giải trí song vẫn có ý nghĩa giáo dục

    + Truyện trào phúng: chủ yếu nhằm mục đích phê phán, đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội Việt Nam xưa và các thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.

Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội.

Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

Cấu trúc của truyện ngụ ngôn

– Phần nội dung: đóng vai trò phụ, thường lấy nhân vật là đồ vật, loài vật, cốt truyện ngụ ngôn thường là tưởng tượng, hư cấu.

 Phần ý nghĩa: là phần quan trọng, cốt lõi của câu truyện ngụ ngôn .Truyện ngụ ngôn là nội dung ẩn dụ, nói bóng gió qua cốt truyện ngụ ngôn, mang tính triết lý cao và ý nghĩa bài học lớn cho cuộc sống mà những cuốn tiểu thuyết không mang lại được.

Những bài học cuộc sống được rút ra từ truyện ngụ ngôn

Mỗitruyện ngụ ngôn đều mang những ý nghĩa, triết lí riêng tuỳ theo nội dung và bài học mà tác giả muốn gửi gắm. Sau đây tôi xin nêu ra một vàitruyện ngụ ngôn không chỉ có ích trong việc giáo dục trẻ em mà còn để chúng ra cũng suy ngẫm.

Truyện ếch ngồi đáy giếng: Từ cách nhìn nhận thế giới bên ngoài qua miệng giếng của chú ếch trongtruyện ngụ ngôn, tác giả muốn phê phán những người có kiến thức hạn hẹp mà luôn tỏ vẻ ta đây. Qua đó truyện ngụ ngôn này cũng khuyên chúng ta luôn phải khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức bản thân, không nên kiêu ngạo.

Truyện rùa và thỏ: Kết quả cuộc đua là rùa tuy chậm hơn thỏ nhưng vẫn về đích trước, phê phán tính chủ quan, kiêu ngạo.Truyện ngụ ngôn, muốn nhắc nhở chúng ta luôn phải có thái độ tốt, khiêm tốn, cố gắng học hỏi, nỗ lực trong mọi việc, không nên chủ quan.
Truyện mèo vẫn hoàn mèo: Cho ta bài học về mối quan hệ giữa danh và thực. Nhiều người cho rằng chỉ cần thay đổi vẻ bề ngoài là thay đổi được con người bên trong, mà họ không biết rằng muốn thay đổi thì phải thay đổi từ bên trong.

Những mẫu truyện cười

Lợn cưới áo mới

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

   – Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

Câu chuyện phê phán tính cách khoe khoang của con người, khoe của dẫn tới bản thân trở nên lố bịch, kì quặc trong mắt người đời. Khoe khoang là một trong những tính cách được xếp vào những tật xấu nhất của con người, cần được khắc phục và loại bỏ. 

Kẻ ngốc nhà giàu

Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:

“Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được”.

Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con sư tử đá.

Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:

“Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng”.

Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang theo bức tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.

Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng, người cha không khỏi than trời mà nói:

“Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử. Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng”.

Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:

“Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa”.

Câu chuyện khẳng định tầm quan trọng của tri thức, kẻ không có tri thức dù có trong tay tiền bạc vật chất cũng không thể giữ được lâu. Vì vậy câu chuyện khuyên chúng ta phải biết học hỏi và phát triển kiến thức của mình, trau dồi kinh nghiệm.

Những mẩu truyện cười bao giờ cũng tạo ra tiếng cười trào phúng, thông qua tiếng cười châm biếm để từ đó truyền tải những thông điệp tư tưởng của mình, đặc biệt nhằm mục đích đả kích mạnh mẽ những thói hư tật xấu, và đặc biệt là những quan lại, địa chủ ức hiếp dân lành, cho đến bây giờ vẫn là những bài học sâu sắc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (16 bình chọn)