Hoàn cảnh lịch sử
Hoàn cảnh lịch sử của Nhật Bản trước khi diễn ra cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868. Đầu thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tookugaoa ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội.
– Về chính trị:
+ Nhật Bản vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu nhà nước là Thiên hoàng. Nhưng quyền lực thực tế tập trung trong tay So-gun (tướng quân) – người đứng đầu của chính quyền Mạc phủ Tookugaoa.
+ Các nước thực dân, đế quốc phương Tây sử dụng sức mạnh quân sự, đòi những phải mở cửa.
– Về kinh tế:
+ Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hâu; tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra, …
+ Ở các thành thị, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
+ Xuất hiện các công trường thủ công quy mô lớn.
+ Xuất hiện các thành thị, hải cảng buôn bán tấp nập. Ví dụ: E-đô, Ky-ô-tôt, …
– Về xã hội:
+ Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
+ Tầng lớp Đaimio – quý tộc phong kiến lớn, quản lí các lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong các lãnh địa.
+ Tầng lớp Samurai bị suy giảm thế lực, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
+ Tầng lớp tư sản công – thương nghiệp ngày càng giàu có, song không có thế lực về chính trị.
+ Bình dân thành thị ngày càng gia tăng.
Đời sống các tầng lớp nhân dân cực khổ, mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến chuyên chế.
– Trong khoảng thời gian này, ngành công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các giai cấp mới. Giai cấp thương nhân xuất hiện, đặc biệt các thương nhân ở Osaca hay các Daimyo tây nam buôn bán thường xuyên với nước ngoài.
– Sự đối lập của nền kinh tế lạc hậu kiểu cũ ShoGun với các Daimyo địa chủ miền Bắc. Bên cạnh đó, nông dân lại chiếm đến 80% là những người có thân phận thấp kém, luôn bị tầng lớp địa chủ chèn ép khiến đời sống khốn khó.
⇒ Nhật Bản đứng trước hai sự lựa chọn:
+ Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ và dẫn đến hậu quả bị các nước phương Tây xâm lược.
+ Tiến hành duy tân, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Cuộc cải cách Duy Tân
* Nguyên nhân:
– Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
– Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
– Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ, Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
* Nội dung của cuộc cải cách Minh Trị:
Tháng 01/1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
– Về chính trị:
+ Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
+ Ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
– Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
– Về quân sự:
+ Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
+ Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
+ Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
– Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc
+ Chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây, …
* Kết quả – tính chất:
– Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
– Đưa đất nước Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
– Tính chất: Cuộc Duy Tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.
* Ý nghĩa – hạn chế:
– Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản
– Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy Tân Minh Trị ở Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào thế kỉ XX)
– Hạn chế: chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế – chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).
Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là cuộc cách mạng tư sản?
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) có ý nghĩa như một cách mạng tư sản bởi cuộc duy tân này được thực hiện trên tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục đưa nước Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
Lý do:
– Thứ nhất cách mạng tư sản có những đặc điểm sau
+ Mục đích là lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiên cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Lực lượng lãnh đạo giai cấp tư sản
+ Động lực cách mạng có đông đảo quần chúng nhân dân
+ Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
– Thứ hai : đối chiếu với cuộc Duy tân Minh Trị
+ Do những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
+ Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ, Thiên hoàng Minh trị trở lại nắm và thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
+ Từ đó, nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
+ Có thể thấy cuộc Duy tân Minh trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên cũng chính vì lý do này cuộc Duy tân Minh trị còn được gọi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến (quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng, chế độ sở hữu phong kiến vẫn được duy trì) để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Cuộc Duy tân Minh trị có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. Mặc dù được xem là cuộc cách mạng tư sản nhưng đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Sau cuộc Duy tân Minh trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
⇒ Như vậy, cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.
* Đánh giá về cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản:
Khi Mạc chúa cuối cùng của dòng họ Tokugawa là Lemochi lên ngôi vị Chinh di Đại tướng quân đời thứ 14, thì cũng chính năm đó (1858), Nhật Bản ký một loạt hiệp ước giao hảo với các nước Tây phương. Năm 1881 là năm Thiên hoàng Minh Trị xuống chiếu dẫn đến việc thành lập Nghị viện 9 năm sau đó, nên có thể xem đây là thời điểm đã hoạch định xong bản thiết kế tổng thể toàn diện cho một thể chế mới “quân chủ lập hiến”, thay thế toàn bộ triều đình Mạc phủ phong kiến.
Vì vậy, cuốn Cuộc Duy Tân Minh Trị (1858 – 1881), một cuộc cách mạng hiếm thấy trong lịch sử trở nên hấp dẫn khi đưa ra một mô hình và những luận chứng, để từ đó giải thích lịch sử Nhật Bản trong khoảng thời gian 23 năm. Đây là khoảng thời gian từ sau khi đoàn tàu đen của Mỹ do Đô đốc Perry chỉ huy đến vịnh Edo nã đại pháo thị uy và yêu cầu Nhật Bản mở nước.
Cuộc đại cách mạng Duy Tân Minh Trị đã xoay một góc 180 độ về cơ chế chính trị, từ thể chế phong kiến lạc hậu chuyển sang thể chế quân chủ lập hiến dân chủ nhất trong mọi chế độ quân chủ; về cấu trúc xã hội thì chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn bước sang xã hội công nghiệp sản xuất đại trà. Điều đáng nói hơn cả là chỉ trong vòng vài chục năm, cuộc Duy Tân Minh Trị đã đưa nước Nhật vươn lên thành một trong 8 cường quốc thế giới ở thời kỳ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Mà nhân vật tiêu biểu cho tất cả thói hư tật xấu của thời đại phong kiến cần phải loại bỏ là Tướng quân Tokugawa – dòng họ đã thay vua trị vì nước Nhật trong hơn 200 năm, cũng chỉ cần dâng một bản tấu chương xin từ chức, một cuộc cách mạng không đổ máu.