Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học trong các tác phẩm, khi đọc phần phân tích này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhân vật đó trong tác phẩm.
Mục lục
Mỗi người sẽ cảm thấy siêu ấn tượng và quan tâm với một nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học. Vì thế, cần phải biết cách phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
Mục lục
Yêu cầu cho bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích ở trong tác phẩm văn học.
- Nói ra được những đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét được tất cả nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Nêu ra được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
Phân tích tham khảo
Sau đây là phân tích tham khảo bạn cần chú ý:
Giới thiệu nhân vật
Con mèo Gióc-ba- nhân vật có ở trong tác phẩm “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”.
Nói ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm
Đặc điểm của nhân vật Gióc – ba bao gồm:
- To đùng, mập ú
- Lông đen óng
- Lười nhác
Nhận xét về phần nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả
Nghệ thuật xây dựng cho nhân vật vô cùng tài tính, khiến nhân vật Gióc-ba được hiện lên sống động, có phần tính cách con người nhưng cũng không bị mất đi những nét của chú mèo đáng yêu.
Chỉ ra phần ý nghĩa của hình tượng nhân vật
Qua phần hình tượng nhân vật Gióc-ba, nhà văn đã phần nào muốn gửi gắm nhiều bài học thực sự quý giá: sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì diệu của tình yêu thương, tinh thần cho sự bảo vệ kẻ yếu, sống rất can đảm và giàu khát vọng.
Thực hành viết theo những bước phân tích ở trên
Sau đây là phần thực hành viết phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học:
Trước khi viết
- Chọn được nhân vật trong một tác phẩm văn học bạn thích
Lựa chọn nhân vật nhân vật bạn cảm thấy thích nhất ở trong một tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc. Có thể liệt kê danh sách nhân vật bạn đang quan tâm, yêu thích và lựa chọn nhân vật em ấn tượng nhất.
- Tìm ý
Bạn muốn tìm ra được ý cho bài viết, bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn những chi tiết liên quan đến nhân vật văn học và đưa ra những suy luận về đặc điểm nhân vật đó:
Khi tìm hiểu và lựa chọn những chi tiết liên quan đến nhân vật, bạn nên lưu ý:
+Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật văn học đó.
+ Đặc điểm của nhân vật được nhà văn thể hiện gián tiếp qua: những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật, những chi tiết cho việc miêu tả hành động, ngôn ngữ của nhân vật…
- Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu sơ qua về tác phẩm văn học và nhân vật, nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật và nhận xét, đánh giá qua về nghệ thuật xây dựng nhân vật vật của nhà văn.
Kết bài: Nếu ấn tượng và đánh giá sơ qua về nhân vật.
Viết bài
Khi bạn đi vào viết bài cần lưu ý:
- Để cho toàn bộ những nhận xét về nhân vật thuyết phục và có giá trị, cần phải dựa trên nhưng sự việc, chi tiết liên quan đến nhân vật ở trong tác phẩm.
- Cần nhìn nhận, và thực hiện phân tích nhân vật từ nhiều góc độ, trong một chỉnh thể toàn diện hơn để có những nhận xét, đánh giá toàn diện, thuyết phục.
- Phân tích nhân vật chuẩn nhất. Không nên nhận xét, đánh giá về nhân vật văn học một cách chung chung. Phải đưa ra được những bằng chứng trong tác phẩm để làm căn cứ cho những nhận xét, suy luận về đặc điểm về nhân vật đó.
Chỉnh sửa bài viết
Yêu cầu: Giới thiệu được nhân vật có ở trong tác phẩm văn học.
Gợi ý chỉnh sửa: Nếu như chưa giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học, hãy viết một số câu giới thiệu nhân vật em sẽ phân tích.
Yêu cầu: Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật văn học dựa trên những bằng chứng ở trong tác phẩm văn học.
Chỉnh sửa: Gạch dưới toàn bộ những nhận xét, đánh gía của em về nhân vật. Nếu chưa đầy đủ, cần bổ sung. Vẽ đường lượn dưới những bằng chứng được trích dẫn từ tác phẩm. Nếu như chưa có hoặc chưa thuyết phục thì cần bổ sung.
Phân tích đặc điểm nhân vật dế Mèn
Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.
Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…
Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.
Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.
Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.
Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa
Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.
Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937). Sơn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được nhà văn xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Mở đầu truyện, Thạch Lam đã có những câu văn miêu tả tinh tế về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Nhân vật Sơn thức giấc và cảm nhận được cái lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.
Sống trong sự chăm sóc của mẹ và chị, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu sống rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Phân tích đặc điểm nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn nổi tiếng, với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có truyện ngắn Bầy chim chìa vôi. Trong truyện, nhân vật Mon được khắc họa là một cậu bé giàu tình yêu thương.
Truyện kể về cuộc trò chuyện của hai anh em Mon và Mên. Gần hai giờ sáng, Mon tỉnh dậy. Cơn mưa lớn khiến nước sông dâng nhanh. Cậu lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Sau một hồi trò chuyện, Mon đã đề nghị với Mên sẽ chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, cả hai nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ.
Nhân vật Mon hiện lên là một cậu bé tốt bụng. Vì lo cho đàn chim chìa vôi, cậu không thể ngủ ngon giấc. Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, rồi đánh thức anh trai là Mên đang nằm bên cạnh dậy. Cậu liên tiếp hỏi Mên những câu hỏi như: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy sự lo lắng của Mon. Cuối cùng, cậu nói với anh trai: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Dường như vì quá lo lắng, Mon còn hỏi Mên rằng tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông. Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão.
Mặc dù Mon đã nằm xuống, cố gắng để ngủ lại, nhưng cậu vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “Anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Có thể thấy, đây là một quyết định rất quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ người anh trai là Mên mà lại đến từ chính Mon.
Như vậy, qua nhân vật Mon, tác giả đã gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, trân trọng dành cho loài vật.
Lời kết
Bài viết này đã chỉ ra cách phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Hy vọng bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ma trận đề thi THPT quốc gia môn Toán cập nhật mới nhất năm 2023
Cách dùng a lot of, lots of, plenty of, a large amount of, a great deal of trong tiếng anh
Cách dùng của giới từ: in, on, at trong tiếng anh
Câu điều kiện loại 0: công thức, cách dùng, bài tập vận dụng
Top 12 Trường đào tạo ngàn Logistic tốt nhất hiện nay
NGƯỜI GIỎI THẬT SỰ LUÔN KHIÊM TỐN, KẺ THIẾU NĂNG LỰC THƯỜNG BA HOA
LUẬT HẤP DẪN CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
41 LUẬT NGẦM CỦA XÃ HỘI KHÔNG AI NÓI VỚI BẠN!
BÀI HỌC ĐẮT GIÁ HÃY CẢM NHẬN 1 LẦN TRONG ĐỜI
NGƯỜI CÓ CHÍ THÌ NÊN – NHÀ CÓ NỀN THÌ VỮNG